
Set hoa quà tặng sếp nam - FSNK436
Xu hướng kinh doanh hàng ký gửi
Xu hướng kinh doanh hàng ký gửi, 93, MuaBanNhanhHaNoi.com, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội MuaBanNhanh Hà Nội chia sẻ, kinh doanh, 04/04/2016 08:47:15
1.Trưng bày được nhiều loại hàng hóa khác nhau
Các cửa hàng nhận ký gửi là nơi mọi người có thể mang những đồ không còn sử dụng nữa đến để bán lại. Đó có thể là quần áo, giày dép, túi xách, sách truyện cho đến đồ điện tử, đồ trang trí, nội thất, đồ trẻ em… có thể đã cũ hay cũng có thể còn mới, chưa dùng lần nào hoặc là những món đồ không biết để làm gì cũng có thể mang đến ký gửi. Chủ cửa hàng sẽ giúp món đồ người ký gửi đến tay những người có nhu cầu.
2.Hàng tự định giá
Một điểm nổi bật trong bán hàng ký gửi là tất cả những món đồ khách mang đến ký gửi đều được tự định giá, nhân viên cửa hàng chỉ đóng vai trò tư vấn. Với mỗi sản phẩm nếu bán được thì người ký gửi và chủ cửa hàng sẽ ăn chia phần trăm. Hàng càng bán được sớm thì người ký gửi càng nhận được nhiều tiền. Ví dụ, trong 5 ngày đầu, người ký gửi sẽ nhận được 70% giá trị của sản phẩm, kể từ ngày thứ 6 sẽ giảm xuống 60%, còn từ ngày thứ 15 sẽ giảm tiếp còn 50%...
3.Kinh doanh thời trang trung gian cho mọi đối tượng
Quả thực, đại lý ký gửi giống như nơi trung gian để nhận đồ và bán giúp đồ cho mọi người. Trên thế giới đã có những hệ thống bán hàng cũ ký gửi rất thành công như Second time around hay Once upon a child. Còn ở Việt Nam, mô hình này khá mới mẻ thế nhưng nó tỏ ra khá phù hợp trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Thông qua việc kinh doanh này, người bán kiếm được thêm chút ít cho các nhu cầu chi tiêu khác, người mua cũng có thể tiết kiệm khi tìm mua hàng khá tốt với giá thành phải chăng. Theo một khảo sát gần đây, ở Hà Nội có khá nhiều bạn trẻ thực hiện thành công mô hình này khi trở thành những địa điểm hút khách, thường xuyên được mọi người tìm đến để ký gửi cũng như tìm mua đồ giá rẻ.
Xu hướng kinh doanh hàng kí gửi
Quy định về thủ tục liên quan khi xuất hàng ký gửi đại lý
Công văn số 4436/TCT-CS ngày 29-10-2007 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về thủ tục, chứng từ liên quan khi xuất hàng ký gửi đại lý.
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 5.6 mục IV phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09-4-2007 của Bộ Tài chính về thuế GTGT, trường hợp doanh nghiệp có hàng ký gửi đại lý (không phải là hàng bán thông qua đại lý), thì khi xuất hàng ký gửi đại lý, cần có chứng từ sau: - Hợp đồng ký gửi đại lý, hoặc cam kết ký gửi đại lý, trong đó ghi rõ chủng loại hàng ký gửi, hàng khuyến mại đi kèm hàng ký gửi (nếu có), giá bán từng chủng loại hàng hóa ký gửi, tiền hoa hồng đại lý được hưởng khi bán được hàng (nếu có). - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Bên ký gửi căn cứ vào Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý để hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Khi bán được hàng hóa, bên nhận ký gửi thông báo bằng văn bản cho bên ký gửi, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng hàng đã bán; giá bán theo hợp đồng hoặc bản cam kết ký gửi đại lý; chủng loại, số lượng hàng khuyến mại kèm theo (nếu có); tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua hàng. Căn cứ thông báo này, bên ký gửi lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ và hàng khuyến mại kèm theo. Hóa đơn GTGT này là cơ sở để bên ký gửi kê khai và nộp thuế GTGT
Trường hợp hàng hóa ký gửi bị lỗi mốt, hàng bị mất giá, bên nhận ký gửi phải trả lại cho bên ký gửi, trong trường hợp bên nhận ký gửi là đối tượng không có hóa đơn, thì hai bên phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ chủng loại, số lượng, giá trị hàng trả lại, lý do trả hàng. Biên bản này là cơ sở để bên ký gửi giảm trừ doanh thu. Riêng về thuế GTGT, do chưa lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng trả lại nên bên ký gửi không phải điều chỉnh kê khai thuế GTGT.
Quy định về thủ tục liên quan khi xuất hàng ký gửi đại lý
Các mô hình kinh doanh bán lẻ thời hiện đại
- Các mô hình kinh doanh bán lẻ đặc trưng
Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ hoạt động đặc trưng bao gồm chợ truyền thống và các siêu thị. Tuy nhiên, hiện nay đang có sự chiến đấu khốc liệt giữa hai mô hình kinh doanh này tại thị trường bán lẻ Việt Nam.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỉ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ thấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là khu vực đô thị, vì độ phát triển của chúng. Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng hơn, tuy sức mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ giảm mạnh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển lớn và sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân, chưa kể, nếu biết khai thác, chợ còn là khẩu vị lạ độc đáo đối với du khách quốc tế.
- Các mô hình kinh doanh mới mẻ thời hiện đại
Ngoài việc kinh doanh ở chợ truyền thống, mở các siêu thị thì trong thời hiện đại, lại xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới mẻ và hiệu quả.
Kinh doanh online là một trong số đó. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp, cá nhân có vốn nhàn rỗi không dám đầu tư kinh doanh mà giữ an toàn cho mình bằng việc gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người mạo hiểm đầu tư vào mô hình kinh doanh online mới mẻ và hiệu quả.
Theo thống kê, các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Chodientu.vn, enbac.com, hangtot.com… số lượng người bán đã tăng khoảng 50% so với năm trước. Thực tế cho thấy, bên cạnh việc áp dụng các hình thức quảng cáo online hỗ trợ quá trình bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Thông thường, mọi người thường kinh doanh thời trang online, kinh doanh thời trang trẻ em, cửa hàng mỹ phẩm…
Mở tiệm tạp hóa không phải là một hình thức mới mẻ, nhưng nó trở nên lạ lẫm hơn khi được áp dụng các hình thức quản lý mới. Đó là thông qua phần mềm quản lý bán hàng. Tại đây, các phương thức kiểm kê, quản lý, bán hàng, thanh toán, báo cáo… đều được thực hiện một cách nhanh chóng và hiện đại, giảm bớt được thất thoát về hàng hóa và các khâu quản lý cồng kềnh khác.
Một hình thức mới nữa đó là kinh doanh nhượng quyền, mô hình này đã có nền tảng phát triển lâu năm trên thế giới và hiện đang du nhập vào Việt Nam rất thành công. Mô hình mới này đang góp phần tạo ra cơ hội kinh doanh hiệu quả, hạn chế được những rủi ro, chi phí ban đầu, vốn đầu tư cho tiếp thị…mà lại có khả năng mở rộng thị trường.
Nguồn: http://dailykygui.com/xu-huong-kinh-doanh-hang-ky-gui/61
Xu hướng kinh doanh hàng ký gửi, 93, MuaBanNhanhHaNoi.com, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội MuaBanNhanh Hà Nội chia sẻ, kinh doanh, 04/04/2016 08:47:15

Lẵng hoa và trái cây chúc mừng - FSNK435
